Nội dung thi, hình thức thi Cuộc_thi_sáng_tạo_khoa_học_kỹ_thuật

Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi. Dự án có thể của 1 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của 2 học sinh (gọi là dự án tập thể). Dự án dự thi được trưng bày tại khu vực trưng bày của Cuộc thi, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của ban giám khảo.[1][2]

Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 1 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày. Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục dự thi, tuy nhiên phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.[1][2]

Từ năm 2017, có 22 lĩnh vực được chấp thuận tham gia cuộc thi gồm: Khoa học động vật; Khoa học xã hội và hành vi; Hóa sinh; Y sinh và Khoa học sức khỏe; Kỹ thuật Y Sinh; Sinh học tế bào và phân tử; Hóa học; Sinh học máy tính và Tin sinh học; Khoa học Trái đất và Môi trường; Hệ thống nhúng; Năng lượng: Hóa học; Năng lượng: Vật lý; Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật môi trường; Khoa học vật liệu; Toán học; Vi Sinh; Vật lý và Thiên văn; Khoa học Thực vật; Robot và máy thông minh; Phần mềm hệ thống; Y học.[2]

Liên quan